Thứ hai, 19/12/2022
Chỉ còn ít ngày nữa sẽ “chốt sổ” tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2022, câu hỏi lúc này là Việt Nam thu hút được bao nhiêu vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay? Liệu kỷ lục 38,85 tỷ USD của năm ngoái có lặp lại?
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh về những vấn đề của dịch Covid-19, về những biến động khôn lường của địa – chính trị toàn cầu, khiến dòng đầu tư toàn cầu đang chậm lại. Số liệu của FDI Markets cho thấy, trong nửa đầu năm 2022, các dự án cấp mới trên toàn cầu đã giảm 3,8% so với cùng kỳ.
Nhưng tình hình ở Việt Nam đang được cải thiện. Dù chưa chính thức “chốt sổ”, nhưng chắc chắn, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong tháng cuối cùng của năm sẽ khá tích cực. Một bằng chứng dễ thấy nhất là tại Hội nghị triển khai Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Đông Nam bộ và Xúc tiến đầu tư Vùng, tổ chức vào cuối tháng 11/2022, hàng loạt cam kết đầu tư trị giá hàng tỷ USD đã được trao. Không ít trong số đó là giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ảnh internet.
Cụ thể: Dự án đầu tư Nhà máy Sản xuất polypropylene (PP) và kho ngâm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại Bà Rịa – Vũng Tàu, vốn đầu tư là 250 triệu USD; Dự án Chế tạo trang sức và nữ trang, tổng vốn đầu tư 163 triệu USD tại Bình Dương, của Pandora Production Holding A/S; Dự án Nhà máy Sản xuất máng polyster tại Tây Ninh, vốn đầu tư 1 tỷ USD của Công ty TNHH Billion Industrial Việt Nam…
Sự sụt giảm trong dòng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong năm nay đã khiến Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng không khỏi lo lắng. Thế nhưng, vừa qua, Tập đoàn CMA-CGM của Bỉ, muốn mở rộng dự án Cảng Gemalink giai đoạn II tại Cái Mép và bến cảng Lạch Huyện, TP. Hải Phòng.
Không chỉ CMA-CGM, hàng loạt tên tuổi lớn khác cũng đang lên kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. De Heus là một ví dụ. Hiện đã đầu tư 1 tỷ USD tại Việt Nam, song De Heus vẫn tiếp tục lên kế hoạch hợp tác với tác đối tác trong nước để phát triển chuỗi giá trị dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
Các tập đoàn như: Nedspice, Harvest Waste, Heineken, Climate Fund Managers, B-Medical Systems, SMS/Paul Wurth… cũng tương tự.
Trong khi đó, trong chuyến công du tới Hàn Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, 24 văn kiện hợp tác đã được ký kết, 15 tỷ USD đề xuất đầu tư đã được đưa ra. Dễ hiểu con số tỷ USD được cam kết, bởi Hàn Quốc luôn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Tại cuộc gặp với Chủ tịch nước, Phó chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Samsung Electronics Han Jong-hee cho biết: Tập đoàn có kế hoạch nâng vốn đầu tư tại Việt Nam lên 20 tỷ USD. Trong khi đó, theo chia sẻ của Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Cho Hyun Joon, sau khi đã đầu tư 3,5 tỷ USD vào Việt Nam, Hyosung sẽ nâng tổng mức đầu tư tại Việt Nam lên 5 tỷ USD trong thời gian tới đây, thay vì 2 tỷ USD như dự kiến ban đầu.
Dù chưa chính thức “chốt sổ”, nhưng với cam kết của các đối tác, tập đoàn lớn, chắc chắn, số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng cuối cùng của năm sẽ khá tích cực. Nguồn Báo Đầu tư.
Một tên tuổi lớn khác là LG sẽ đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam trong tương lai, sau khi đã đầu tư hơn 5 tỷ USD vào thị trường này. “LG mong muốn đưa Việt Nam thành trung tâm sản xuất máy ảnh cho điện thoại trong tương lai”, ông Kwon Bong-seok, Phó chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn LG cho biết.
Các cam kết tương tự cũng đã được CJ, Hyundai, Daewoo E&C, Lotte… đưa ra. Thậm chí, các khẳng định về việc đưa Việt Nam trở thành “cứ điểm” sản xuất toàn cầu của tập đoàn đã được khẳng định.
The Siam Cement Public Co.Ltd muốn mở rộng giai đoạn II, Tổ hợp Hóa dầu miền Nam, với tổng mức đầu tư 5,5 tỷ USD; hay Earth Vision muốn đầu tư Dự án Sản xuất gỗ công nghiệp cho ngành xây dựng lắp ghép theo công nghệ CLT và đóng tàu giải trí, vốn đầu tư 1,3 tỷ USD…
Năm 2023 và các năm sắp tới hứa hẹn vốn nước ngoài sẽ tiếp tục “chảy mạnh” vào Việt Nam.
Không chỉ Samsung, với kế hoạch đầu tư thêm 3,3 tỷ USD vào Việt Nam trong năm nay và 2 tỷ USD trong số đó đã được hiện thực hóa, mà lần lượt Foxconn, Luxshare, Goertek, rồi Intel, LG… đều đang tăng tốc đầu tư vào Việt Nam.
Năm ngoái, LG hai lần tăng vốn ở Nhà máy LG Display. Foxconn sau khi đầu tư thêm 270 triệu USD, đang có kế hoạch chi tiếp ngân khoản 300 triệu USD để mở rộng nhà máy và rất có thể, sẽ sản xuất iPad, Apple Watch tại Việt Nam. Goertek cho đến nay đã nhanh chóng nâng vốn đầu tư tại Việt Nam lên 1 tỷ USD.
Trong một báo cáo gần đây gửi các nhà đầu tư, JP Morgan đã nhấn mạnh, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất linh kiện và dịch vụ sản xuất điện tử. Cũng chính công ty này dự báo, Việt Nam sẽ đóng góp 20% tổng sản lượng iPad và Apple Watch, 5% MacBook và 65% AirPods vào năm 2025.
Việt Nam không chỉ thu hút vốn nước ngoài vào những ngành truyền thống, mà tới đây sẽ còn thu hút đầu tư vào những ngành “hot” trên thế giới. Nguồn Báo Đầu tư.
Nhận định về xu hướng ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài “nhảy” vào Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn hàng đầu về công nghệ, như: Intel, Samsung hay LG…, GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khẳng định, đó là “xu hướng tích cực”.
“Điều này cho thấy, không chỉ nhà đầu tư đã đầu tư có đánh giá tích cực về môi trường đầu tư Việt Nam, mà cả các nhà đầu tư tiềm năng cũng đánh giá cao tính ổn định của chúng ta. Việt Nam sắp tới không chỉ thu hút vốn đầu tư vào các ngành truyền thống, mà còn vào những ngành ‘hot’ trên thế giới như sản xuất chip công nghệ. Cơ hội sẽ mở ra để Việt Nam có thể tham gia sâu hơn chuỗi giá trị toàn cầu”, GS.TSKH. Nguyễn Mại nói.
Trong khi đó, ông Christopher J Marriott, Tổng giám đốc Savills Đông Nam Á cho rằng, một trong những lợi thế lớn mà Việt Nam có được ở thời điểm hiện tại là năng lực sản xuất nhóm ngành công nghệ cao. Việt Nam đang được hưởng lợi từ sự mở rộng chuỗi cung ứng và sản xuất đang được thúc đẩy bởi chính sách Trung Quốc + 1.
Đúng là Việt Nam đã và đang được hưởng lợi. Và đó là lý do vì sao ngày càng nhiều công ty trong lĩnh vực công nghệ, điện tử đầu tư vào Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong những “cứ điểm” sản xuất đồ điện tử hàng đầu thế giới.
Công Huy th/Thương hiệu &công luận