Trang chủ Doanh nghiệp Hà Nội: Nhiều chính sách giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh

Hà Nội: Nhiều chính sách giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh

bởi Linh

Thứ hai, 19/12/2022

Công nghiệp hỗ trợ được xác định là một trong những lĩnh vực then chốt đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy lĩnh vực này phát triển.

Hà Nội: Nhiều chính sách giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển ngành CNHT

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, để đưa Hà Nội trở thành thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp xanh, thành phố đã chỉ đạo Sở Công thương cùng các sở ngành, đơn vị liên quan, các hội, hiệp hội… trên địa bàn triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ, TP. Hà Nội đã triển khai thực hiện ở nhiều lĩnh vực từ hạ tầng, phát triển thương hiệu, kết nối ứng dụng các khoa học kỹ thuật, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại khuyến công trong và ngoài nước để từ đó các doanh nghiệp của thành phố có thể kết nối được với các doanh nghiệp trong khu vực Châu Á và các nước tiên tiến trên thế giới. Qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

UBND TP. Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 5.6.2020 Ban hành quy chế “Quản lý kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ của TP. Hà Nội”.

Trên cơ sở đó, Sở Công Thương Hà Nội đã tích cực tham mưu với UBND TP.Hà Nội, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương và thành phố nhằm thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp và ngành công nghiệp hỗ trợ của Thủ đô và cả nước. Thông qua các chương trình, kế hoạch cụ thể hằng năm, các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được triển khai rộng khắp đến các doanh nghiệp và phát huy tác dụng tích cực

Kết quả thể hiện qua việc các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố liên tục tăng lên cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực ngành nghề tập trung chủ yếu vào 3 nhóm: Sản xuất linh kiện, phụ tùng – đây là nhóm doanh nghiệp chủ chốt, cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo chủ lực như sản xuất ôtô, xe máy, cơ khí chế tạo, điện – điện tử; sản phẩm phục vụ ngành dệt may – da giày; sản phẩm cho công nghiệp công nghệ cao, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo sử dụng các loại linh kiện trên.

Đặc biệt, có rất nhiều doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Doanh nghiệp chủ động chuyển đổi mô hình, chiến lược

Hơn 2 năm chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid 19, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội đã chủ động chuyển đổi mô hình, thay đổi chiến lược, ứng phó linh hoạt, đồng thời cũng nhanh chóng phục hồi khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Nhiều doanh nghiệp cũng mạnh dạn chuyển đổi số, liên kết với các đối tác đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực thiết bị cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng đã chủ động tìm kiếm những khoản vốn vay ưu đãi để mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư dự án nhà máy mới, tăng cường sản xuất đón đầu nhu cầu thị trường.

Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội đã chủ động chuyển đổi mô hình, thay đổi chiến lược, ứng phó linh hoạt, đồng thời cũng nhanh chóng phục hồi khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Có thể kể đến ví dụ như Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hikari Việt Nam, Công ty cổ phần sản xuất và phát triển công nghiệp Việt Nhật (INDEMA)… đã chuyển hướng sản xuất các sản phẩm thiết bị y tế hoặc tham gia vào chuỗi sản xuất thiết bị y tế cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

Nhiều doanh nghiệp cũng mạnh dạn chuyển đổi số, liên kết với các đối tác đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực thiết bị cho doanh nghiệp. Đồng thời, các đơn vị cũng tìm kiếm những khoản vốn vay ưu đãi để mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư dự án nhà máy mới, tăng cường sản xuất đón đầu nhu cầu thị trường dự báo sẽ tăng trưởng trong thời gian tới.

Ông Phạm Minh Thắng, Giám đốc P&Q Solutions nêu ý kiến, hai yếu tố “báo giá cao” và “hệ thống chất lượng kém tin cậy” là hai nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa không tham gia được vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Mặt khác, chu trình vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn lại; thị trường ngày càng “phẳng” về công nghệ và nguồn cung; áp lực tinh gọn hóa liên tục trong toàn chuỗi cung ứng; chủng loại ngày càng đa dạng, số lượng chủng loại ngày càng giảm; yêu cầu phản ứng thị trường ngày càng ngắn lại; chi phí vốn ngày càng cao, áp lực sinh lời ngày càng lớn… là những áp lực đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thiếu các đòn bẩy, ông Phạm Minh Thắng cho rằng, để cạnh tranh mạnh mẽ và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải giải quyết vấn đề hiệu quả trong sản xuất và tránh lãng phí.

“Cùng với vấn đề chất lượng, doanh nghiệp cần giao hàng kịp thời, linh hoạt thích ứng với yêu cầu của khách hàng, thỏa mãn toàn diện yêu cầu của khách hàng” – ông Phạm Minh Thắng đưa ra gợi ý.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền – Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 để đưa Hà Nội trở thành thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp xanh, thành phố đã chỉ đạo Sở Công Thương cùng các sở ngành, đơn vị liên quan, các hội, hiệp hội… trên địa bàn triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, tạo mặt bằng phát triển các khu, cụm công nghiệp để các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào đầu tư. Đồng thời, kết nối doanh nghiệp tham gia các chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng trong nước và quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại…

Diệu Hân/TC Công thương

Có thể bạn quan tâm